Thứ Sáu,29/03/2024 16:37:51 GMT +7
Hậu Trường

Penalty là gì? Luật đá Penalty mới nhất của FIFA năm 2022

Bóng đá luôn tồn tại rất nhiều quy tắc và luật lệ mà chúng ta có thể hiểu nhưng chưa chắc đã nắm vững chi tiết, trong đó có luật đá penalty. Hãy cùng Chuyên mục Hậu trường bóng đá tham khảo những quy định trong luật sút penalty của FIFA để xem bạn đã nắm rõ hết những gì cần biết chưa nhé!

Penalty là gì? Luật đá Penalty mới nhất của FIFA năm 2020
Khu vực sút Penalty

Penalty (phạt đền) là gì?

Penalty theo định nghĩa của cổng game new88, hay còn gọi là đá phạt đền, đá 11m, là kiểu đá trực tiếp trong vòng cấm của đội bị phạt. Chấm phạt đền cách khung thành đội bị phạt 11m, và cầu thủ thực hiện cú đá sẽ đối đầu trực tiếp với thủ môn đối phương.

Penalty được coi là một cơ hội rất ngon ăn dành cho đội được hưởng, do xác suất ghi bàn tại chấm phạt đền rất cao khi không bị cầu thủ phòng ngự nào khác ngoài thủ môn truy cản. Luật sút penalty được cho rằng không công bằng đối với các thủ môn, vì trong một cự ly gần và thời gian ngắn, họ buộc phải phán đoán và phản xạ để có thể ngăn cản bàn thắng.

Quy định về trường hợp được hưởng Penalty

Một đội bóng sẽ bị thổi phạt đền nếu cầu thủ đội bóng này mắc phải 2 lỗi vi phạm lớn trong phạm vi vòng cấm địa của đội nhà (vòng 16m50). Khi đó, đối phương sẽ được hưởng một quả penalty.

Thứ nhất là lỗi cố tình chơi bóng bằng tay đối với cầu thủ không phải là thủ môn. Cầu thủ vi phạm sẽ phải nhận thẻ và đội bóng của cầu thủ đó sẽ phải chịu một quả penalty.

Thứ hai là phạm lỗi nghiêm trọng như ngáng chân, đá đối phương, nhảy vào người đối phương, đẩy người, cản người không bóng, túm người đối phương… (áp dụng cho cả thủ môn). Đội bóng của cầu thủ vi phạm cũng sẽ bị thổi phạt đền.

Do các tình huống dẫn đến việc thổi phạt đền đôi khi gây tranh cãi nên hiện nay công nghệ VAR (video hỗ trợ trọng tài) đã được áp dụng để đảm bảo tính công bằng, phạt “đúng người đúng tội”.

Ngoài tìm hiểu luật ra thì bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu thêm về tiểu sử của Cristiano Ronaldo là người sút Penalty hiệu suất rất cao.

Quy định khi đá phạt đền

Không chỉ đơn giản là cầu thủ thực hiện sút bóng còn thủ môn thì cản phá, luật đá penalty còn định ra một số quy tắc cụ thể cần phải tuân theo.

Dù điểm phạm lỗi ở bất cứ đâu trong vòng cấm địa thì khi thực hiện một quả penalty, bóng cũng đều phải được đặt ở chấm phạt đền (cách khung thành 11m).

Bóng phải được đặt cố định trên chấm phạt đền và phải được đá lên phía trước.

Cầu thủ thực hiện đá penalty có thể do huấn luyện viên chỉ định hoặc tự nhận trách nhiệm, nhưng phải xác nhận cụ thể với trọng tài.

Ngoài thủ môn của đội chịu penalty và cầu thủ thực hiện đá phạt đền, toàn bộ những cầu thủ còn lại của hai đội phải đứng bên ngoài vòng cấm địa của quả đá đó.

Thủ môn của đội chịu penalty phải đứng trên vạch vôi cầu môn cho đến khi bóng được đá đi (có thể làm động tác giả nhưng chân không được rời vạch).

Khi trọng tài thổi còi báo hiệu cho phép thì cầu thủ thực hiện mới được chạy đà và sút bóng.

Khi bóng được đá đi thì các cầu thủ khác bên ngoài mới được chạy vào vòng cấm địa. Nếu có cầu thủ nào đó chạy vào trước khi cầu thủ thực hiện sút bóng thì quả đá penalty sẽ phải được thực hiện lại.

Khi bóng đã được đá đi, cầu thủ thực hiện không được tiếp tục chạm vào bóng. Cầu thủ này chỉ được tiếp tục chạm vào bóng khi bóng đã chạm vào một cầu thủ khác hoặc bóng chết (bay ra khỏi sân hoặc vào khung thành). Như vậy có nghĩa là cầu thủ thực hiện sẽ không được phép đá bồi khi bóng chạm cột dọc/xà ngang bật ra, mà chỉ được phép đá bồi nếu bóng chạm thủ môn bật ra.

=>> Tham gia cược cùng các thông tin hữu ích tại thể thao new88

Các lỗi hay mắc phải khi sút Penalty

Trong khi một quả đá phạt đền được thực hiện, cầu thủ của cả hai bên vẫn thường mắc lỗi. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà trọng tài có thể cho thực hiện lại quả đá, công nhận bàn thắng hoặc cho đội phòng ngự hưởng một quả đá phạt gián tiếp tại vị trí mắc lỗi.

Một số lỗi mà các cầu thủ hai đội thường mắc phải khi đá penalty là:

Các cầu thủ bên ngoài chạy vào trong vòng cấm trước khi cầu thủ thực hiện đá vào bóng.

Thủ môn bên chịu penalty di chuyển khỏi vạch vôi trước khi cầu thủ thực hiện đá vào bóng.

Cầu thủ thực hiện chạm bóng lần 2 khi bóng chưa chạm cầu thủ nào khác.

Cầu thủ được chỉ định thực hiện không đá mà lại là một đồng đội của cầu thủ này chạy vào đá.

Cầu thủ bên phòng ngự ngăn cản cầu thủ thực hiện.

Đối với các lỗi mắc phải, trọng tài sẽ xử lý theo như cách dưới đây:

Cả hai bên cùng mắc lỗi thì phải đá lại.

Mọi lỗi của bên phòng ngự đều sẽ phải đá lại, trừ trường hợp bóng đã đi vào khung thành. Nếu bóng đã vào lưới thì bàn thắng được công nhận luôn.

Nếu bên thực hiện đá penalty mắc lỗi thì sẽ không được công nhận bàn thắng nếu bóng đã vào lưới, còn lại thì bên phòng ngự sẽ được hưởng một quả phạt gián tiếp.

Cập nhật luật đá Penalty mới nhất của FIFA

Quy định đá penalty của FIFA đã có một chút thay đổi kể từ năm 2017 về vấn đề sử dụng động tác giả khi thực hiện.

Trong quá trình chạy đà, cầu thủ thực hiện có quyền sử dụng động tác giả để đánh lạc hướng phán đoán của thủ môn đối phương. Tuy nhiên, khi đã kết thúc chạy đà và bắt đầu sút bóng, cầu thủ thực hiện sẽ không được phép làm động tác giả nữa. Nếu vi phạm, quả penalty đó sẽ phải được thực hiện lại, và cầu thủ vi phạm sẽ bị phạt cảnh cáo.

Cách thực hiện đá phạt Penalty

Ngoài cách chạy đà và sút bóng thông thường, đôi khi cầu thủ thực hiện còn có thể áp dụng một chiêu phối hợp đá phạt đền để tạo ra yếu tố bất ngờ và đánh lừa thủ môn đối phương.

Chiêu phối hợp này được gọi là penalty 2 người hoặc penalty “chạm”. Thay vì sút vào khung thành để ghi bàn, người thực hiện sẽ chỉ chạm nhẹ để gẩy quả bóng lăn về phía trước. Tiếp sau đó, một đồng đội của cầu thủ này sẽ chạy tới bóng để dứt điểm.

Nếu được thực hiện đúng, cách phối hợp này là hoàn toàn hợp lệ. Bóng được đá về phía trước đúng như quy định để tạo nên tình huống bóng sống, và cầu thủ bên ngoài lúc này sẽ được phép xâm nhập vòng cấm để dứt điểm.

Trên đây là toàn bộ những quy định cụ thể trong luật đá penalty mới của FIFA để cho các bạn một cái nhìn toàn diện hơn về một tình huống tưởng chừng đơn giản trong bóng đá. Hãy tiếp tục theo dõi Bongdawap để tìm hiểu thêm luật đá phạt góc và rất nhiều bộ luật khác trong bóng đá nữa nhé.

Liên kết hữu ích

- Cập nhật tỷ lệ bóng đá