Thứ Bảy,23/11/2024 14:57:26 GMT +7

Ý nghĩa từng vị trí gắn liền với số áo trong bóng đá

Là một người yêu thích bộ môn bóng đá chắc hẳn rằng bạn không thể không biết ý nghĩa từng vị trí trong bóng đá, ký hiệu, vai trò… chí ít cũng để đảm bảo rằng bạn hiểu được cầu thủ mà mình thần tượng đang đá ở vị trí nào, chơi có tốt hay không.

Ý nghĩa từng vị trí gắn liền với số áo trong bóng đá

Ý nghĩa từng vị trí gắn liền với số áo trong bóng đá

Các vị trí trong bóng đá và ý nghĩa từng vị trí

1. Thủ môn

Thủ môn hay còn gọi là thủ thành là cầu thủ đứng ở vị trí cuối cùng. Nhiệm vụ của vị trí này là bảo vệ khung thành, ngăn cản đối phương đưa bóng vào trong quá trình thi đấu.

Thủ môn cũng là vị trí duy nhất được phép dùng tay bắt bóng. Nhưng khi cầu thủ chuyền bóng về thì thủ môn không được bắt bóng bằng tay.

Khi ra sân, áo của thủ môn phải khác 2 màu áo của 2 đội tuyển, thủ môn phía đối phương và áo của trọng tài.

Các thủ môn chính thức của 1 đội bóng thường mang áo số 1.

Các thủ môn dự bị thường mang áo số 12,16, 22, 25, 30, v.v…(70% thủ môn dự bị mang áo 12)

2. Hậu vệ

Trong số các vị trí trong 1 đội bóng đá, hậu vệ là người chơi ở vị trí ngay trước thủ môn và cầu môn của đội mình. Nhiệm vụ của vị trí hậu về là tạo nên hàng rào chắn, kèm theo các cầu thủ của đối phương để cản trở họ ghi bàn.

Hậu vệ 2 cánh thường mang áo số 2 và số 3.

Trung vệ: thường mang áo số 4 và số 5.

Trong 1 đội hình, hậu vệ sẽ được chia ra ở nhiều vị trí với những tên gọi khác nhau:

Hậu vệ trung tâm (Trung vệ)

Thông thường 1 đội bóng sẽ có từ 2-3 trung vệ, điều này tùy thuộc vào sơ đồ chiến thuật của HLV. Họ đứng ngay trước thủ môn, có nhiệm vụ là truy cản cầu thủ bên đối phương đi bóng vào vùng cấm địa, đồng thời kèm người để cắt đường chuyền, cản đối phương ghi bàn.

Chính vì thế mà ở vị trí này đòi hỏi những cầu thủ có thể hình cao, to sẽ lợi thế hơn đồng thời cần có khả năng nhạy bén, tư duy tốt có thể phán đoán và phá vỡ chiến thuật của đối phương.

Hậu vệ quét

Là vị trí chơi ở trung tâm hàng phòng ngự có nhiệm vụ kèm tiền đạo của đối phương để đoạt lại bóng, chuyền lại cho tuyến trên.

Ở vị trí này cần cầu thủ có khả năng xử lý và chuyền bóng tốt.

Hậu vệ cánh

Còn gọi là hậu vệ biên là những người chơi ở 2 hàng phòng ngự trái, phải dọc theo đường biên. Nhiệm vụ của họ là theo sát cầu thủ đối phương không cho đối thủ có cơ hội tạt hay chuyền bóng vào vùng cấm địa.

Vị trí này đòi hỏi cầu thủ đa năng, có thể phòng ngự đồng thời tấn công cản trở đối phương.

3. Tiền vệ

Đây là một trong những vị trí quan trọng trong bóng đá, là linh hồn của đội bóng. Tiền vệ chính là người phát động tấn công và vận hành lối chơi của cả đội hình, họ sẽ chơi ở vị trí dưới hàng tiền đạo, trên hàng hậu vệ.

Cũng giống như hậu vệ, tiền vệ cũng được chia ra làm nhiều vị trí với tên gọi, nhiệm vụ khác nhau.

Tiền vệ phòng ngự và trung tâm thường mang áo số 6 và số 8. Các cầu thủ này hoạt động từ rìa vòng cấm này sang vòng cấm khác.

Tiền vệ 2 cánh (hay còn gọi là tiền vệ chạy cánh) mang áo số 11 và số 7 trong đội bóng.

Tiền vệ trung tâm

Nhiệm vụ chính của cầu thủ này là kiểm soát lối chơi của cả đội, điều tiết nhịp độ của trận đấu, đồng thời tổ chức tấn công.

Chính vì đảm nhận vị trí xương sống trong đội hình nên tiền vệ trung tâm đòi hỏi cầu thủ có chiến thuật tốt, có thể kiểm soát thế trận.

Tiền vệ phòng ngự

Vị trí tiền vệ phòng ngự chơi trên hậu vệ để cùng hỗ trợ phòng thủ. Tương tự như hậu vệ quyết nhưng tiền vệ phòng ngự chơi cao hơn trong đội hình. Các cầu thủ này sẽ hỗ trợ hậu vệ cản trở đối phương đi bóng trên phần sân nhà, từ đó giảm sức ép cho hàng phòng ngự.

Đồng thời các tiền vệ phòng ngự phải trực tiếp tranh bóng, tiếp nhận bóng từ tuyến dưới lên khu trung lộ để phát bóng lại bên phần sân của đối phương.

Cầu thủ đảm nhận vị trí tiền vệ phòng ngự cần có thể lực tốt, kỹ thuật tốt, nhạy bén.

=> Top 10 cầu thủ bóng đá bứt tốc nhanh nhất thế giới hiện nay

Tiền vệ cánh

Là người kiểm soát 2 bên sân dọc theo 2 đường biên, hỗ trợ phòng ngự đồng thời tham gia tấn công.

4. Tiền đạo

Tiền đạo là người chơi ở vị trí cao nhất trong đội hình gần với khu vực cầu môn của đối phương. Nhiệm vụ của vị trí quan trọng này chính là ghi bàn. Trong 1 đội bóng 11 người thường có 2-3 tiền đạo, tùy thuộc vào sơ đồ chiến thuật của HLV.

Tiền đạo chơi lùi, đóng vai trò vệ tinh, thu hút hàng thủ đối phương, gây rối loạn và tạo cơ hội cho đồng đội, thường mang áo số 7 (hoặc các số áo khác như 10,11,19, 20…).

Tiền đạo trung phong – (còn gọi là tiền đạo cắm): đứng cao nhất trên đội hình, thường xuyên xuất hiện quanh khu vực 16m50 của đối phương để ghi bàn, thường mang áo số 9. Chính vì vậy, số 9 còn được gọi là “tay săn bàn chủ lực”

=> Vợ của messi là ai? Người phụ nữ là điểm tựa của Messi

Tiền đạo cắm

Tiền đạo cắm là vị trí chơi cao nhất trên hàng công của đội bóng có nhiệm vụ nhận bóng từ đường chuyền của đồng đội để ghi bàn khi có cơ hội.

Để chơi ở vị trí này đòi hỏi cầu thủ cần có thể lực, khả năng dứt điểm tốt.

Hộ công

Hộ công còn được gọi là tiền đạo thứ 2 hay tiền đạo nằm. Vị trí này có thể xem là sự kết hợp với tiền đạo, và tiền vệ tấn công. Yêu cầu cần có khả năng định hình lối chơi, phân phối bóng và ghi bàn.

Tiền đạo cánh

Là người có sở trường đi bóng dọc 2 bên đường biên để vào vòng cấm địa. Nhiệm vụ của vị trí này trong đội hình là nhận bóng từ tuyến dưới, rê bóng, cắt lưng đối thủ để tạt bóng vào cùng cầm địa vì vậy yêu cầu cầu thủ cần có khả năng chơi điêu luyện, dứt điểm tốt.

Trên đây là đầy đủ thông tin về Ý nghĩa từng vị trí gắn liền với số áo trong bóng đá. Bạn có thể tham khảo các tin hậu trường khác nhé!

"Mọi thông tin được cung cấp chỉ là để tham khảo và không nên sử dụng để tham gia vào việc chơi cược trong bất kỳ trường hợp nào."

Tin cùng chuyên mục